Tự học AWS [P1] - Một số khái niệm cơ bản của AWS

Tự học AWS [P1] - Một số khái niệm cơ bản của AWS

2019, Oct 14    

Cloud Service hiện tại đang là một trong những xu hướng công nghệ mới hiện nay với 2 ông lớn đó là Microsoft với AzureAmazon với AWS. Trong series này mình xin giới thiệu với bạn đọc về AWS, nội dung bao gồm các khái niệm cơ bản của AWS, một số service cơ bản. Phục vụ chính cho việc ôn tập các nội dung cần học để đạt chứng chỉ AWS - Solution Architecture Associate cho bạn nào đang có nhu cầu muốn thi chứng chỉ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo khoá học của A Cloud Guru

Những service mà AWS cung cấp

AWS là một nền tảng Cloud cung cấp cho chúng ta rất nhiều service giúp ta có thể nhanh chóng deploy sản phẩm hoặc xây dựng một hệ thống. Khi tạo một tài khoản Standard thì người dùng sẽ được miễn phí sử dụng service như EC2, S3 trong vòng 1 năm.

AWS Services

AWS cung cấp rất nhiều service khác nhau xuất phát từ những nhu cầu đơn giản như lưu trữ - Storage, tính toán - Compute, Công cụ cho nhà phát triển - Developer Tools cho tới những service phục vụ những công việc đặc thù như Học máy - Machine Learning, Vệ tinh - Satellite, Internet of Things. Nếu như bạn đang là một người tìm hiểu để thi chứng chỉ SSA thì cần tập trung tìm hiểu những service sau:

AWS Services

  • Compute
  • Storage
  • Databases
  • Network & Content Delivery
  • Security, Identity & Compliance

Region, Availability Zone, Edge Location

  • Region: Là các vị trí địa lí trên thế giới, một region có thể chứa một hoặc nhiều Availability Zone.
  • Availability Zone: Là một hoặc nhiều trung tâm dữ liệu - Data Center nơi lưu trữ dữ liệu vật lí, với hạ tầng đặc biệt.
  • Edge Location: Là các vị trí trung gian, lưu trữ và nhận request từ người dùng, giúp tăng tốc cho việc xử lí thông tin cho hệ thống AWS. Bao gồm CloudFront, Amazon’s Content Delivery Network sẽ được nói rõ trong những bài viết sau.

Region, Availability Zone, Edge Location

Region

Region

Như tên gọi của nó, Region thực chất là các vị trí địa lí trên toàn thế giới, là những vùng mà AWS tổ chức các host - Availability Zone hay những Data Center lưu trữ dữ liệu dưới dạng vật lí. Ngoài ra, với mỗi region sẽ có những config riêng cho từng service của AWS. Hiện tại, AWS đang có những Region sau:

Code Name
us-east-1 US East (N. Virginia)
us-east-2 US East (Ohio)
us-west-1 US West (N. California)
us-west-2 US West (Oregon)
ca-central-1 Canada (Central)
eu-central-1 EU (Frankfurt)
eu-west-1 EU (Ireland)
eu-west-2 EU (London)
eu-west-3 EU (Paris)
eu-north-1 EU (Stockholm)
ap-east-1 Asia Pacific (Hong Kong)
ap-northeast-1 Asia Pacific (Tokyo)
ap-northeast-2 Asia Pacific (Seoul)
ap-northeast-3 Asia Pacific (Osaka-Local)
ap-southeast-1 Asia Pacific (Singapore)
ap-southeast-2 Asia Pacific (Sydney)
ap-south-1 Asia Pacific (Mumbai)
me-south-1 Middle East (Bahrain)
sa-east-1 South America (São Paulo)

Availability Zone

Data Center

Availability Zone là những trung tâm dữ liệu, được bảo vệ nghiêm ngặt và hỗ trợ bảo vệ dữ liệu ở nhiều Zone khác nhau trong một vùng, điều này có thể đảm bảo dữ liệu của bạn vẫn còn nguyên vẹn trong trường hợp xảy ra những sự cố, thiên tai không mong muốn. Ví dụ trong một vùng miền Bắc Việt Nam, có thể có nhiều Zone đặt ở Hải Phòng, Hà Nội, Lạng Sơn, trong trường hợp bạn sử dụng dịch vụ lưu trữ S3 của AWS và lựa chọn data lưu trữ ở cả 3 vùng, thì nếu xảy ra sự cố ở Zone Lạng Sơn, thì dữ liệu của bạn vẫn luôn trong tình trạng sẵn sàng nếu có yêu cầu bởi nó được đáp ứng ở những Zone Hà Nội, Hải Phòng còn lại.

Edge Location

Edge Location dùng để giải quyết vấn đề đáp ứng thời gian truy cập với khoảng cách địa lí xa. Ví dụ:

  • Máy chủ vật lý được đặt ở London, nhưng một User ở Úc muốn truy cập tới dữ liệu, sẽ gửi request tới London.
  • Tuy nhiên cáp quang qua biển Đông gặp trục trặc nên việc truyền dữ liệu và phản hồi rất chậm, dẫn tới trải nghiệm người dùng giảm đi.
  • Để giải quyết vấn đề này, ta đặt một máy chủ khác ở Việt Nam, và mỗi lần User gửi yêu cầu, máy chủ Việt Nam sẽ thực hiện gửi request tới London, sau đó sẽ lưu cache lại dữ liệu này tại máy chủ Việt Nam.
  • Như vậy, sau mỗi lần truy cập, thì từ lần sau dữ liệu sẽ được cung cấp gần như là tức thì bởi máy chủ Việt Nam, thập chí là ngay lần đầu tiên bởi dữ liệu đó đã được request bởi một User khác trước đó.

Bài viết được tham khảo và sử dụng tài liệu từ: