Ôn thi PMP [P2] - Ôn thi và đi thi

Ôn thi PMP [P2] - Ôn thi và đi thi

2022, Aug 24    

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm chủ quan của bản thân về quá trình ôn thi và đi thi. Nội dung có thể sẽ khác với từng người và từng thời điểm nên mọi người sử dụng thông tin để tham khảo nhé.

1.Ôn thi

Nội dung ôn thi

Theo như nội dung bài thi mà PMI công bố PMP Exam Content Outline thì nội dung bài thi sẽ bao gồm 3 domain chính:

  • People: Những kĩ năng mềm, cách ứng xử và đối phó những tình huống liên quan tới con người trong dự án, như PM với member, PM với stakeholders, sponsor, client, … Những kĩ năng cần để lãnh đạo nhóm dự án hiệu quả.
  • Process: Cách khía cạnh kĩ thuật trong quản lí dự án như quản lý Cost, Quality, Schedule, …
  • Business Environment: Kiến thức về mối liên hệ giữa dự án và chiến lược của tổ chức.

Tỉ trọng của các domain trong bài thi như sau:

Domain Rate

Phần People theo mình đánh giá là khó nhất vì liên quan tới mindset, nếu không làm bài tập hoặc ôn thi kĩ thì sẽ không thể nào có được mindset để làm bài. Nội dung chính của People sẽ xoay quanh kiến thức về Stakeholder, Communication, Resource. Khi học những bài này cần tập trung vào việc mindset của PM khi gặp những vấn đề này sẽ làm gì, ví dụ:

  • Khi gặp vấn đề về performance của 1 member thì PM nên làm gì?
  • Khi member trong dự án gặp conflict với nhau thì PM nên giải quyết như thế nào?
  • Khi một stakeholder không support dự án và có thái độ tiêu cực thì PM nên làm gì?

Cách ôn thi

Sau đây là kinh nghiệm ôn thi của bản thân mình, mọi người có thể tham khảo qua, trình tự ôn sẽ như sau:

  • 1. Sau khi làm bài cuối kì xong sẽ lao vào làm đề luôn, trung tâm sẽ cung cấp hệ thống làm đề và trình tự làm đề, có thể tự lên Love PMP để làm đề.
  • 2. Làm một lượt đề của các chủ đề riêng lẻ trước, thấy chủ đề nào yếu thì quay lại xem lại bài giảng và ghi nhớ kiến thức luôn.
  • 3. Làm bài trộn các chủ đề với nhau. Có thể làm 1 bài full 180 câu để quen với áp lực và thời gian khi đi thi thật.
  • 4. Check lại lỗi các bài ở bước 3. Nếu thấy thiếu kiến thức phần nào thì quay lại đọc lại bài giảng.
  • 5. Lặp lại các bước 3 và 5 cho tới khi cách ngày thi 3 tới 4 ngày.

Learning

Khi còn cách ngày thi 3, 4 ngày thì không nên làm đề full 180 câu hoặc làm đề nữa, mà ưu tiên làm những việc sau:

  • 1. Đọc lướt lại Head First để tóm lược lại kiến thức, hệ thống lại các process.
  • 2. Không nên làm đề vào thời gian này, ưu tiên thư giãn, nghỉ ngơi.
  • 3. Xem lại những kiến thức thuộc dạng “nhanh nhớ, nhanh quên” trong vòng 1, 2 ngày trước khi thi, vì những kiến thức này sẽ thuộc dạng fast food, ghi nhớ nhanh và quên cũng nhanh.
  • 4. Chuẩn bị kĩ lại giấy tờ, phòng thi (nếu đăng kí thi online).

2.Làm bài thi

Sơ lược thông tin về bài thi như sau:

  • Bài thi sẽ chia 180 câu thành 3 block, mỗi block chứa 60 câu.
  • Tổng thời gian làm bài là 230 phút.
  • Giữa mỗi block sẽ có 10 phút để nghỉ ngơi. Bạn có thể lựa chọn không nghỉ ngơi và làm tiếp. Nhưng nếu nghỉ ngơi thì block sẽ được submit và bạn không thể review lại trước đó.

Exam

Bài thi sẽ bao gồm các dạng câu hỏi như sau:

  • Câu multiple choices - Câu hỏi yêu cầu chọn nhiều đáp án, sẽ nêu rõ cần chọn bao nhiêu đáp án.
  • Câu mapping - Câu hỏi yêu cầu mapping các khái niệm với các trường hợp phù hợp. Khi ôn thi những câu này sẽ thuộc dạng mapping giữa “Khái niệm” và “Định nghĩa” nhưng trong bài thi sẽ ở dạng “Khái niệm” và “Tình huống”.
  • Câu should do, have done - Câu hỏi tình huống và kiểm tra xem mindset của PM nên làm gì (chủ yếu thuộc domain People). Những câu dạng này có 4 đáp án, và thường sẽ loại được ngay 2 đáp án. Còn 2 đáp án phân vân, phần này cần có chút yếu tố tâm linh bởi gần như 2 đáp án này đều đúng (theo một góc nhìn nào đó) - Theo mình cảm nhận. Theo thông tin mình nhận được trong quá trình học thì trong đề thi sẽ có khoảng 40 câu có kiểu 2 đáp án đều đúng (tùy góc nhìn). Nên có vẻ như chọn đáp án nào cũng được điểm. Về vấn đề cách tính điểm thì trước giờ PMI không công bố, tất cả đều là black box.
  • Một số câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của PM khi thực hiện các Process.

3.Chiến lược làm bài thi

Strategy

  • Làm nhanh trong vòng 2 block đầu tiên: Vì khi làm tới block thứ 3 sẽ rất oải, tốc độ làm rất chậm, nên nếu phân bổ thời gian đều cho 3 block thì đến block cuối sẽ không đủ thời gian làm bài. Ưu tiên kiểm soát thời gian ở 2 block đầu, mỗi block bỏ ra 10 phút, vậy đến block thứ 3 sẽ có dư 20 phút để làm bài, bù vào phần thời gian làm chậm.
  • Đọc đề xong không hiểu thì bỏ qua: Với những câu mà đọc xong đề thấy băn khoăn hoặc không hiểu đều thì tốt nhất nên tâm linh rồi next, không nên mark review.
  • Loại được 2 đáp án rồi phân vân: Với những câu kiểu này thì cũng mạnh dạn mà tâm linh rồi next, vì khi đã loại được 2 đáp án rồi thì phần còn lại tỉ lệ được điểm rất cao.
  • Chỉ mark những câu hiểu đề nhưng chưa loại được đáp án: Với những câu dạng này thì nên mark để dành thời gian đọc lại. Nhưng hãy tâm linh 1 đáp án rồi mới mark review, tránh trường hợp submit quên chưa chọn.

4.Lưu ý khi thi online

Với những bạn chọn thi online thì cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Bàn làm bài thi không được để vật dụng cá nhân nào, chỉ nên để laptop, chuột, passport, chai nước bóc nhãn.
  • Khi làm bài thi phải nhìn vào màn hình 100%, không được liếc ra ngoài, nếu nghiêm trọng sẽ bị đánh fail luôn.
  • Không được nói phát ra tiếng hoặc đọc đề phát ra tiếng, có thể bị đánh fail.

Sau khi làm xong bài thi sẽ được làm survey và sẽ biết luôn kết quả là pass hoặc fail. Chúc bạn gặp được dòng chữ “Congratulations” ở cuối bài.